Ẩm thực Việt Nam không chỉ có bún, bánh mì và quán bình dân
Vòng loại giải futsal nữ châu Á 2025 đã kết thúc. Ở lượt trận cuối cùng bảng D diễn ra hôm 19.1, đội tuyển futsal nữ Việt Nam có trận hòa kịch tính 2-2 trước đối thủ ngang tài ngang sức Đài Loan. Đoàn quân của HLV Nguyễn Đình Hoàng vượt qua vòng loại với thành tích bất bại (2 thắng, 1 hòa). Trước đó, các cô gái Việt Nam lần lượt đánh bại Myanmar 5-1, thắng Ma Cao 21-0.Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đi tiếp với vị trí nhất bảng D, khi có cùng 7 điểm với Đài Loan, nhưng hơn đối thủ về hiệu số bàn thắng bại (25 so với 22). Việt Nam cũng là đội bóng đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á giành vé vào chơi VCK futsal nữ châu Á 2025.Các đội bóng còn lại sẽ tranh tài ở VCK futsal nữ châu Á 2025 gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Iran, Nhật Bản, Uzbekistan, Indonesia, Đài Loan, Hồng Kông, Bahrain, Philippines, Úc. Trong đó, Trung Quốc (chủ nhà) và hai đội lọt vào chung kết giải trước là Iran và Nhật Bản được đặc cách không cần đá vòng loại.Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Indonesia cùng có thành tích toàn thắng ở vòng loại. "Voi chiến" thắng cả 4 trận ở bảng A (có 5 đội). Trong khi đó, đội bóng xứ vạn đảo thắng cả 3 trận ở bảng B. Philippines giành vé vớt ở bảng C, khi đi tiếp với tư cách là đội đứng 3 có thành tích tốt nhất tại vòng loại.VCK giải futsal nữ châu Á 2025 có 12 đội tham dự. Theo đó, đội tuyển futsal nữ Việt Nam nằm ở nhóm hạt giống số 2. Lễ bốc thăm chia bảng VCK sẽ diễn ra tại Trung Quốc vào ngày 7.2.Tại VCK futsal nữ châu Á 2025, 12 đội được chia đều vào 3 bảng, đá theo thể thức vòng tròn 1 lượt để tính điểm xếp hạng. Đội đứng nhất và nhì ở mỗi bảng, cùng 2 đội đứng thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ tiếp tục vào chơi ở vòng tứ kết.VCK futsal nữ châu Á 2025 cũng đồng thời là vòng loại của World Cup futsal nữ 2025 (lần đầu tiên tổ chức). Theo đó, 3 đội có thành tích tốt nhất tại VCK futsal nữ châu Á 2025 sẽ góp mặt ở World Cup.Giữa bác sĩ đa khoa và nha khoa, ngành nào có thu nhập cao hơn?
Khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 - 38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 35 - 40%.
Tuyển Việt Nam vẫn lo khâu dứt điểm
Philippines đang trong giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại hóa quân đội với ước tính chi 35 tỉ USD cho việc tăng cường sức mạnh quân sự trong thập niên tới, theo Reuters ngày 12.2."Có được ít nhất hai tàu ngầm là một ước mơ của chúng tôi. Chúng ta là một quần đảo. Vì vậy, chúng ta phải có loại năng lực này, vì thực sự rất khó để bảo vệ toàn bộ quần đảo mà không có tàu ngầm", Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Romeo Saturnino Brawner Jr. hôm nay cho hay khi phát biểu trước các doanh nhân hàng đầu.Vào năm 2022, Philippines đã mua một hệ thống tên lửa chống hạm BrahMos trị giá 375 triệu USD từ Ấn Độ và đã đặt hàng thêm. "Chúng tôi sẽ nhận được nhiều hơn (hệ thống) này trong năm nay và trong những năm tới", ông Brawner nói.Philippines trước đây nói rằng họ đang nhắm đến các tên lửa tầm trung và ít nhất 40 máy bay chiến đấu để tăng cường khả năng phòng thủ của mình.Trong năm nay, Hải quân Philippines mong chờ nhận ít nhất hai tàu hộ vệ từ Hàn Quốc, quốc gia đã nâng cấp quan hệ với Philippines lên thành quan hệ đối tác chiến lược.Ông Brawner còn cho hay Manila đang cố gắng đưa Hàn Quốc tham gia Biệt đội, một nhóm đa phương bao gồm Úc, Nhật Bản, Philippines và Mỹ.Philippines tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Brawner nói rằng quân đội Philippines đã quan sát thấy sự gia tăng nhiều hành vi gây quan ngại của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc lượng tàu thuyền Trung Quốc xuất hiện mỗi ngày tăng lên ở biển Tây Philippines. Biển Tây Philippines là tên Manila dùng để chỉ vùng biển ở Biển Đông mà họ cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.Cũng theo ông Brawner, một "hoạt động hàng hải chung" với Mỹ và Canada trong "vùng biển của Manila" ở Biển Đông đang được tiến hành. Ông cho biết thêm Manila cũng muốn có các hoạt động chung như thế với Pháp, Ý và Anh.Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về phát ngôn trên của ông Brawner, theo Reuters.
Không có chút bất ngờ nào khi tay ném Madarious Gibbs đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu khi ghi 35 điểm, 14 bắt bóng, 6 kiến tạo. Bên phía CLB Thang Long Warriors, John Fields ghi 28 điểm nhưng không thể giúp đội nhà giữ mạch thắng.
Bỏng gạo - thức quà của cả tuổi thơ
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.